Association for southeast asian of science research- Vietnam
The center for charity and development - TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Hotline: 0971279380  | 

Gìn giữ truyên thống làng nghề Việt nam qua Mô hình OVOP

Theo nguồn thông tin của world bank, 90% người nghèo của Việt nam sống tập trung tại các miền quê.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0971279380
Thông tin

1/Hiện trạng nông thôn Việt nam.

Theo nguồn thông tin của world bank, 90% người nghèo của Việt nam sống tập trung taịi các miền quê.

Mức thu nhập bình quân ở nông thôn

Phát triển dân số tại các làn quê cũng sụt giảm:

Ngày càng nhiều dân cư từ các làn quê di cư ra thành thị kiếm sống.

 

2/ Tiềm năng phát triển kinh tế tại các vùng thôn quê.

Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng tại các miền thôn quê vẫn tiềm tàng một khả năng phát triển kinh tế mà chưa được dân chúng cũng như chính quyền các cấp quan tâm.

Một lượng sức người dư thừa – ¾ người lao đọng sốn ở thôn quê

Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú- rừng xanh ở khắp nơi.

Nhiều truyền thống văn hoá cũng như lịch sử đăc biệt- Rất nhiều làng mạc đã trải qua hàng thế kỷ lịch sử với những nét văn hoá đặc trưng.

Những sản phẩm địa phương đặc trưng- được truyền lại từ thời cha ông cả về cả về hình thức lẫn cách thức mà chỉ có tại địa phương đó.

Việc áp dụng mô hình OVOP vào các làng nghề Việt nam là hoàn toàn hợp lý để thay đỏi bộ mặt của làng quê nông thôn Việt nam.

3/ONE VILLAGE ONE PRODUCT.

“ Tham gia cuộc cải cách OVOP với chúng tôi và thay đổi và làm mới quê hương bạn” trích lời của Ông Morihiko Hiramatsu, người phát động phong trào OVOP Nhật bản.

Phong trào OVOP Nhật bản, xuất phát từ tỉnh Oita năm 1979 được phát động bời Ông chủ tịch Tỉnh Morihiko Hiramatsu.

Cuộc phát động đầu tiên được thực hiện tại địa phương góp phần:

Xoá nghèo, giảm sự di dân đến các thành phố lớn.

Tìm ra những sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhằm phát triển và quảng cáo ra thị trường trong và ngoài nước.

Giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào chính phủ, tự biết kinh doanh và phát triển kinh tế của địa phương mình.

Cuộc cải cách OVOP thu hút toàn dân tại mỗi làng và địa phương sử dụng nguồn tài nguyên và kiến thức cha truyền con nối của mình tạo ra một sản phẩm của quê hương, mang tính đặc trưng, tiêu biểu, đưa ra thị trường, góp phần phát triển địa phương mình.

Cuộc vân động được thực hiện dưới ba phương châm chính:

1/ từ địa phương ra thế giới:

Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của quê hương, làm ra những sản phẩm có chất lượngcao những vẫn mang hường vị và truyền thống của địa phương, đủ tiêu chuẩn để mang ra không những thị trường trong nước mà cả quốc tế.

2/ Tự biết phát huy và sán tạo theo khả năng sẵn có của mình.

Mỗi người dân địa phương phải là nguồn lực chính trong phong trào, tự biết tìm tòi và quyết định sản phẩm của mình, tuy nhiên cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trên phương tiện kỹ thuật và quảng cáo.

3/ Phát triển và đào tạo nguồn lực địa phương rộng rãi.

Mấu chốt của sự thành công của OVOP là có những người lãnh đạo phong trào giỏi, một cộng đồng sáng tạo để cùng nhau thực thi công việc.

Ngày nay phong trào OVOP đã lan toả ra khắp các cộng đồng nông thôn tại  các nước trên thế giới :

Đài Loan

Indonesia

Thailand

Philippin

4/CẢI CÁCH LÀNG QUÊ VIỆT NAM QUA PHONG TRÀO OVOP

Có 2017 các làng quê trên khắp lãnh thổ Việt nam. 60% ở qui mô nhỏ, 36% ở qui mô vừa, 4% ở qui mô lớn.

Khu vực

Số làng

Đồng băng sông Hông

866

Đông bắc

164

Tây bắc

247

Trung bắc bộ

341

Trung nam bộ

87

Đông nam

101

Đồng bằng sông Cửu long

211

 

 Có rất nhiều trong số những làng này được gọi là làng nghề truyền thống, đã và đang phát triển từ hàng ngàn năm nay với những sản phẩm truyền thống nghệ thuật như gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ, mây tre đan, lụa, dồ đồng, sừng, ngà,v.v… mang nhiều đặc tính về truyền thống văn hoá cũng như thiết kế đặc sắc.

Tuy nhiên, sự phát triển của những làng nghề truyền thống này không được khởi sắc và phát triển vì những lí do hạn chế sau:

Thiếu những kế hoạch cụ thể chính thức để phát triển làng nghề, chủ yếu là phát triển theo hình thức tự phát.

Thiếu hụt những thợ có chuyên môn tay nghề cao.

Phần lớn sử dụng những máy móc cũ kĩ hoặc những phương tiện kĩ thuật lạc hậu

Không có nhiều vốn đầu tư dẫn đến hạn chế số lượng thành phẩm

Nguồn nguyên liệu cung cấp không đầy đủ, dều đặn.

Không có kĩ năng về phát triển thị trường cũng như tông tin về thị trường.

Sự ô nhiễm môi trường cao.

Năm 2005, bộ phát triển nông nghiệp Vietnam quyết định mang mô hình OVOP ứng dụng vào nông thôn Việt nam nhằm phát triển các làng nghề truyền thống, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần gìn giữ truyền thống làng nghề cho quốc gia.

5/DỰ ÁN OVOP ÁP DỤNG TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Trung tâm hỗ trợ nhân đạo và phát triển là một tổ chức phi chính phủ địa phương được thành lập năm 2004, nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện các dự án phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống cho dân nghèo tịa các miền quê.

Nhận thức được nhiệm vụ cụ thể của trung tâm. Chúng tôi tham gia tìm hiểu đến các làng nghè truyền thống tại các địa phương, tìm ra điểm còn yếu của họ, giúp họ thêm tư duy, cơ sở đầu tư, phát tiênr và gìn giữ truyền thống nghề.

Thông qua sự giới thiệu mô hình kinh tế làng nghề của Hội Xúc tiến trao đổi kinh nghiệm OVOP tỉnh Oita, trung tâm chúng tôi đặc biệt quan tâm và muốn cùng chung tay góp phần vào việc thực thi áp dụng phong trào này vào các làng nghề truyền thống của Việt Nam.

6/Dự án OVOP tại làng nghề làm vàng bạc Thúc Kháng

Lựa chọn làng nghề tiềm năng

 

Học tập kinh nghiệm tại Oita

 

 

Trình bày với chính quyền Tinh Hải Dương

 

 

 

 

Định dạng sản phẩm

Đánh giá chất lượng sản phẩm

    ←

Lựa chọn cơ sở sản xuất tiềm năng

 

 

 

 

Đào tạo người dạy và nhân viên hướng dẫn

 

   →

Đào tạo cộng đồng và người thợ

 

   →

Phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp marketing

 

 

 

 

Báo cáo dự án

 

Xây dựng mô  hình du lịch địa phương

 

      ←

Tạo cửa hàng OVOP tại địa phương


 

Các dự án khác
Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn không chất thải
Với ưu thế vượt trội của nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) không chất thải, ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền đã và đang đẩy,... 
Khởi nghiệp bằng nông nghiệp hữu cơ
Mạnh dạn từ bỏ công việc với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng, anh Lý Trung Hiền, sinh năm 1993, ở xóm Nà Lom, xã Phúc Chu (Định Hóa) quyết,... 
KHOÁ HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
Đơn vị tổ chức: Trung Tâm Hỗ Trợ Nhân Đạo và Phát Triển
Hiệp Hội làng nghề tỉnh oita - NHẬT BẢN
Uỷ ban Nhân Dân Huyện Bình Giang, Hải Phòng
KHOÁ ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG NẤM TƯƠI CHO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO
Nhiều lao động nông thôn huyện Cư Jút là người dân tộc thiểu số đang được dạy nghề trồng nấm, từ đó giúp họ có đủ kiến thức để trồng,... 
Tuyên Quang: tặng 40.000 áo ấm cho trẻ nghèo
Ngoài quần áo, chương trình còn trao tặng hơn 30.000 cuốn vở mới và nhiều bánh kẹo cho các em học sinh nghèo dân tộc ở nơi đây .
Mái nhà ấm dành cho trẻ khuyết tật và trẻ khó khăn
Ngày 10/12, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhộn nhịp hơn bởi sự hiện diện của gần 2.000 người khuyết tật, trẻ có,...